Quốc hội Việt Nam: 80 năm xây dựng, đổi mới và phát triển
Tổng tuyển cử tức là tự do, bình đẳng; tức là dân chủ, đoàn kết
Ngày 3/9/1945, chỉ một ngày sau khi tuyên bố độc lập, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị 1 trong 6 nhiệm vụ cấp bách cần phải thực hiện ngay là “tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu” để bầu ra Quốc hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức, để gánh vác công việc nước nhà. Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử. Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó. Vì lẽ đó, cho nên Tổng tuyển cử tức là tự do, bình đẳng; tức là dân chủ, đoàn kết”.
Ngày 5/1/1946, hàng nghìn người Hà Nội đón mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh
và các vị được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa I. Ảnh: Tư Liệu
Hưởng ứng lời hiệu triệu thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 6/1/1946, với tinh thần yêu nước nồng nàn và khí thế hào hùng của Cách mạng Tháng Tám, nhân dân Việt Nam từ Bắc đến Nam, trên khắp mọi miền của Tổ quốc nô nức tham gia bầu cử, bất chấp sự phá hoại điên cuồng của các thế lực xâm lược và chống đối, góp phần mang đến sự thành công cho cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946.
Cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 thành công đã đánh dấu một mốc son chói lọi của tiến trình xây dựng thể chế dân chủ, khẳng định về mặt pháp lý quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam.
Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đánh dấu bước trưởng thành của Nhà nước cách mạng Việt Nam, mở ra một thời kỳ mới của đất nước ta có một Quốc hội được bầu lên từ ý chí, nguyện vọng sự lựa chọn của cử tri cả nước. Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (Quốc hội khóa I) đã thông qua Hiến pháp 1946. Đây là bản hiến pháp dân chủ, tiến bộ, đạo luật cơ bản đầu tiên đặt nền móng cho việc xây dựng thể chế Nhà nước Cách mạng trong thời đại mới. Kể từ đó đến nay, trong từng giai đoạn lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cũng như quá trình xây dựng và phát triển của đất nước, Quốc hội được tổ chức và hoạt động theo các bản Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - công dân số 1 bỏ phiếu bầu cử Quốc hội khóa 1
Kể từ mốc son lịch sử đó, đến nay, trải qua 80 năm, Quốc hội luôn gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, nỗ lực hoàn thành trọng trách của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Khơi dậy niềm tự hào của giai cấp Nông dân về Quốc hội Việt Nam
Kế hoạch triển khai thực hiện phong trào thi đua số 114-KH/HNDTW nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, hội viên, nông dân về ý nghĩa quan trọng của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam; khơi dậy niềm tự hào về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.. Bên cạnh đó, cổ vũ, động viên cán bộ, hội viên, nông dân phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, lập thành tích xuất sắc trong lao động, sản xuất, trong học tập và công tác góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị của Hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam yêu cầu các cấp Hội triển khai sâu rộng phong trào thi đua với nội dung thiết thực, phong phú, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả gắn với các phong trào thi đua của Hội và địa phương phát động; phát huy sáng kiến, mô hình tiên tiến điển hình. Định kỳ kiểm tra, giám sát và tổ chức sơ, tổng kết gắn với biểu dương, khen thưởng, động viên, nhân rộng những tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc đảm bảo thực chất, công khai, minh bạch, khách quan.
5 nội dung thực hiện phong trào thi đua
11. NỘI DUNG 1. Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 28/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương và Kế hoạch số 11- KH/TW22 ngày 28/11/2022 củn Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới gắn với tuyên truyền, quán triệt các chủ trương. chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về đổi mới thi đua, khen thưởng. 2. Tổ chức tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (06/01/1946 - 06/01/2026), tuyên truyền về vị trí, vai trò của Quốc hội, ý nghĩa quan trọng của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam thông qua hệ thống thông tin, truyền thông của Hội, tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị theo chủ đề, chủ điểm; giải báo chí của Hội, các chương trình “Về nguồn"; tôn vinh gương điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt ... 3. Xây dựng kế hoạch, đề ra các nội dung, mục tiêu, tiêu chí cụ thể để tổ chức tốt phong trào thi đua; tổ chức đăng ký các công trình, phần việc ý nghĩa, thiết thực... Phát động đợt thi đua lập thành tích kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam gắn với triển khai thực hiện các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động. 4. Đẩy mạnh các hoạt động giám sát, phản biện xã hội, tăng cường tiếp xúc, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của các tầng lớp nông dân để kịp thời phân ảnh với Đảng, Nhà nước. Phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền để giám sát việc thực thi các chính sách liên quan đến đời sống nông dân; tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; góp ý vào các văn kiện của Đảng, các dự thảo luật, nghị định, thông tur, kịp thời đề xuất giải pháp giải quyết những khó khăn của nông dân... Tạo điều kiện cho cán bộ, hội viên là đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, đại biểu Quốc hội phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu, xứng đáng là đại biểu của dân, có nhiều ý kiến đóng góp cho Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
5. Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh gần với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số vào các hoạt động của Hội; tiếp cận kịp thời thông tin, xây dựng tổ chức Hội chuyên nghiệp trong điều kiện nền kinh tế số, xã hội số phù hợp với Chiến lược chuyển đổi số quốc gia.
Các ban, đơn vị cơ quan Trung ương Hội, Hội Nông dân các tỉnh thành phố căn cứ tình hình nhiệm vụ, bám sát và triển khai kế hoạch tới các cấp hội và cán bộ, hội viên trên cả nước cùng thực hiện. Phối hợp với các cơ quan báo, đài tuyên truyền kết quả triển khai thực hiện phong trào; biểu dương khen thưởng và đề nghị khen thưởng các điển hình tiên tiến, nêu gương người tốt, việc tốt.
- Sát cánh cùng nông dân vượt khó, Cụm thi đua số 1 đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận trong công tác Hội
- Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh: "Thành phố sẽ tạo điều kiện tốt nhất để hỗ trợ nông dân..."
- Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua
- "Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ