Sản phẩm – Dịch vụ

An Giang tổ chức sự kiện sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh An Giang lần II

Ái Vân - 11:40 27/11/2023 GMT+7
Nhằm chào mừng kỷ niệm 191 năm ngày thành lập tỉnh An Giang (22/11/1832 – 22/11/2023) và tôn vinh, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng, tỉnh An Giang đã tổ chức sự kiện sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh An Giang đồng hành cùng người tiêu dùng lần thứ II năm 2023.

 

Nhiều sản phẩm, đặc sản được trưng bày tại sự kiện. Ảnh: ĐVCC

Tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy kết nối cung - cầu hàng hóa

Sự kiện có quy mô trên 70 gian hàng của các cơ sở, doanh nghiệp của 12 tỉnh, thành phố: An Giang, Lào Cai, Đắk Lắk, Ninh Thuận, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp trưng bày các sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương. Tiếp nối thành công của Sự kiện Sản phẩm OCOP đồng hành cùng người tiêu dùng An Giang năm 2021, tỉnh An Giang tiếp tục duy trì và tổ chức Sự kiện sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh An Giang đồng hành cùng người tiêu dùng là hoạt động thường niên của tỉnh.

Sự kiện sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh An Giang đồng hành cùng người tiêu dùng lần thứ II năm 2023 đã tạo điểm nhấn cho các sản phẩm OCOP, tiềm năng OCOP trong và ngoài tỉnh có một sân chơi ý nghĩa và là cơ hội để các chủ thể OCOP tỉnh An Giang nghiên cứu, tìm hiểu, học tập bao bì nhãn mác của doanh nghiệp các tỉnh, thành phố. Đồng thời, đây cũng là dịp giới thiệu hình ảnh, nét đặc trưng văn hóa của An Giang thông qua văn hóa ẩm thực độc đáo, các món ăn truyền thống và các món bánh dân gian... đến với rộng rãi người dân và du khách.

Hoạt động này được kỳ vọng thúc đẩy manhjmex kết nối cung - cầu hàng hóa giữa các nhà sản xuất và các đầu mối tiêu thụ, định hướng phát triển sản xuất sản phẩm theo nhu cầu phát triển của thị trường, đồng thời đẩy mạnh xây dựng thương hiệu sản phẩm và hỗ trợ nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác hoàn thành chỉ tiêu chất lượng, nhãn hiệu của từng sản phẩm làm ra.

Nhiều hoạt động diễn ra tại sự kiện. Ảnh: ĐVCC

Các gian hàng được chia làm 6 khu vực chính: Khu sản phẩm OCOP trong và ngoài tỉnh: Với gian hàng mái ngói tạo điểm nhấn cho sự kiện, các sản phẩm được chú trọng bao bì, nhãn mác. Khu hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm đặc sản nông nghiệp trưng bày các sản phẩm trưng độc đáo, đặc trưng của các địa phương, vùng miền như: mật ong, sữa ong chúa, phấn hoa, tinh bột nghệ, tiêu sạch, trái cây, hạt điều của Bình Phước; tinh dầu dừa mỹ phẩm ép lạnh, dầu dừa tinh khiết, các sản phẩm chế biến từ dừa của Bến Tre; bánh tráng siêu mỏng, bánh tráng trộn, bánh tráng ớt, bánh tránh Tây Ninh; cà phê, shachi, maccca Đắk Lắk; gạo, mật ong, muối chẩm chéo, mật ong, nấm, măng của Lào Cai…

Khu ẩm thực thu hút các nhà hàng – khách sạn uy tín trên địa bàn tỉnh tham gia gồm các nhà hàng Khoa Trí, Thiên Khoa, Panda Cafe, Phan Nam, Mẩy và các hộ kinh doanh ẩm thực, bánh dân gian trên địa bàn tỉnh. Qua đó, giới thiệu các món ăn đặc sản của tỉnh tập trung quảng bá các món ăn đã được các tổ chức kỷ lục công nhận.

Không gian trưng bày các sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề và sản vật nông nghiệp địa phương được đầu tư dàn dựng, các kệ tre lá độc đáo, trưng bày các sản phẩm làng nghề độc đáo trên địa bàn tỉnh An Giang như: Dệt thổ cẩm Chăm Châu Phong, tơ lụa Tân Châu, rèn Phú Mỹ, bánh phồng Phú Mỹ, nhang Bình Đức, lưỡi câu Mỹ Hòa, lợp lươn Cần Đăng, bó chổi cọng dừa Vĩnh Chánh, đan đát Long Giang, nón lá Hội An, lò trấu Long Điền B, đan giỏ nylon Tấn Mỹ, thổ cẩm Khmer Văn Giáo, đường thốt nốt Văn Giáo, đường thốt nốt Châu Lăng…

Điểm hỗ trợ du khách, Hotline và quảng bá du lịch An Giang đã quảng bá hình ảnh các khu, điểm du lịch, các dịch vụ du lịch An Giang đến với các doanh nghiệp du lịch và du khách; giới thiệu rộng rãi đến người dân trong và ngoài tỉnh. Đồng thời, giới thiệu các sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch, các chương trình tour của doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh An Giang và sự thay đổi diện mạo mới của du lịch An Giang đến với du khách và đối tác. Sân khấu biểu diễn âm nhạc đường phố, tổ chức gameshow: được thiết kế cách điệu theo ý tưởng mô hình biểu trưng thất sơn An Giang. Tiểu cảnh nhà tranh bằng tre lợp tấm rơm, lá tranh; giàn mướp bằng tre, dây leo, vườn hoa doanh nghiệp, hình ảnh Long Xuyên xưa - nay tạo điểm nhấn để khách tham quan chụp hình (check in) lưu niệm. 

Sân chơi ý nghĩa, cơ hội của các chủ thể OCOP

Ban tổ chức sự kiện xác định không chạy theo quy mô, số lượng gian hàng mà mục tiêu hướng đến chất lượng của sự kiện từ thiết kế - trưng bày - tiêu chuẩn sản phẩm tham gia. Chất lượng hàng hóa được chú trọng, đa phần là sản phẩm OCOP, sản phẩm tiểm năng OCOP trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, còn có sản phẩm khởi nghiệp, sản phẩm làng nghề, thủ công mỹ nghệ, quà lưu niệm, sản phẩm du lịch - dịch vụ, các đơn vị ẩm thực trên địa bàn tỉnh cùng tham gia trưng bày và phục vụ ẩm thực phải mang tính độc đáo, các món ăn được các tổ chức kỷ lục công nhận; các sản phẩm đặc sản của các tỉnh, thành phố. Gian hàng trang trí thu hút, sản phẩm phong phú và đa dạng, chất lượng gian chuẩn.

Sự kiện thu hút rất đông người dân đến tham quan mua sắm. Ảnh: ĐVCC

Sự kiện đã tổ chức lớp tập huấn kỹ năng viết và thuyết trình câu chuyện sản phẩm cho các chủ thể OCOP với sự tham dự của hơn 70 đại biểu là các chủ thể OCOP, tiềm năng OCOP và cán bộ các phòng nông nghiệp, phòng kinh tế, kinh tế - hạ tầng các huyện, thị xã, thành phố. Ông Trần Tuyên, nghiên cứu viên, Trung tâm Phát triển nông thôn, Saemaul Undong, Trường Đại học Xã hội - Nhân văn TP. Hồ Chí Minh giới thiệu các chuyên đề về Câu chuyện sản phẩm trong Chương trình Mỗi xã một sản phẩm; hướng dẫn viết câu chuyện sản phẩm OCOP và hướng dẫn thuyết trình câu chuyện sản phẩm OCOP.

Hội thi ẩm thực chủ đề “Hương vị đặc sắc An Giang đã thu hút 13 đội thi đến từ Đầu bếp của các nhà hàng, khách sạn, các cơ sở kinh doanh ẩm thực trên địa bàn tỉnh An Giang. Chương trình biểu diễn nghệ thuật hàng đêm đã tổ chức chương trình văn nghệ, biểu diễn nghệ hàng đêm đặc sắc của các nhóm nhạc acoustic, trữ tình, thiếu nhi, múa sạp Tây Bắc, biểu diễn ngũ âm của đồng bào Khmer… tạo điểm khác biệt thu hút đông đảo khách tham quan. Các hoạt động trò chơi dân gian như đánh cờ caro, xếp hình, ném vòng, lăn bóng, ném bóng, lựa đậu... Gameshow giao lưu tìm hiểu về sản phẩm OCOP, đoán địa danh và ẩm thực nổi tiếng An Giang.

Sự kiện sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh An Giang đồng hành cùng người tiêu dùng lần thứ II năm 2023 có số lượng khách tham quan mua sắm đạt khoảng 60 ngàn lượt, lượng khách đến đông đúc và rãi đều trong suốt 4 ngày, cao điểm là từ 16h – 21h. Tổng doanh số bán hàng đạt khoảng 10 tỷ đồng, các gian hàng có doanh số cao chủ yếu là thực phẩm, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản tỉnh Kiên Giang, khô Ngây Thu, muối tôm Kim Giang, muối tôm Trần Lâm Food, dầu dừa Thanh Bình, khô cá lóc Kim Loan, xoài sấy dẻo Vườn Bà Ba, rèn Thiên Phúc Mai và các gian hàng ẩm thực.

Trong bối cảnh tình hình kinh tế lạm phát và kinh doanh của doanh nghiệp nói chung đang còn nhiều khó khăn, Sự kiện sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh An Giang đồng hành cùng người tiêu dùng lần thứ II năm 2023 tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đạt chứng nhận OCOP, tiềm năng OCOP, đơn vị ẩm thực quảng bá, giới thiệu và phát triển sản phẩm, góp phần tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp tham gia với các chủng loại hàng hóa phong phú, đa dạng, có chất lượng.

Sự kiện đã tạo điểm nhấn cho các sản phẩm OCOP, tiềm năng OCOP trong và ngoài tỉnh có một sân chơi ý nghĩa và là cơ hội để các chủ thể OCOP tỉnh An Giang nghiên cứu, tìm hiểu, học tập bao bì nhãn mác của doanh nghiệp các tỉnh, thành phố. Doanh số tại Khu sản phẩm OCOP đạt được khá cao, điều này chứng tỏ các sản phẩm OCOP được người tiêu dùng tin tưởng chọn lựa. Mặt khác, doanh nghiệp đạt OCOP đã ý thức được việc nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã bao bì. Các khu vực đặc sản và tiền OCOP rất kỳ vọng trong việc hướng tới sản phẩm OCOP trong tương lai. Thông qua góp ý, phản ánh của người tiêu dùng, qua đó doanh nghiệp hiểu rõ thế mạnh, điểm yếu của sản phẩm từ đó xây dựng kế hoạch thay đổi mẫu mã, bao bì, chất lượng sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng.

Thông qua sự kiện trên, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang kiến nghị tỉnh An Giang cho phép Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh duy trì tổ chức sự kiện thường niên tại mặt bằng này và mở rộng hơn nhằm phục vụ nhân dân trong các dịp lễ hội. Trong đó, doanh nghiệp tham gia sẽ được chọn lọc về mẫu mã, bao bì và chất lượng.

Tin cùng chuyên mục
Tin khác