Nông nghiệp

Đất xấu, cây na vẫn cho nhiều quả ngọt nhờ “bạn tốt thầm lặng”

15:21 07/09/2020 GMT+7

Dù được trồng giữa những kẽ đất nông của sườn núi đá, hoặc đất nghèo dinh dưỡng, nhưng cây na ở các vùng Đông Triều (Quảng Ninh) hay một số huyện của Lạng Sơn vẫn cho những vụ mùa bội thu. Phân bón Văn Điển được ví như là “người bạn tốt thầm lặng” của cây na trồng tại nhiều địa phương nói trên.

Na. Ảnh Hoàng Lăng Huy

Theo phân tích của kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, quả na có độ ngọt cao, lại có hương thơm nên được nhiều người ưa thích. Có 2 loại: Na dai và na bở. Na dai chống úng kém nhưng chống hạn tốt. Na dai tương đối chịu rét. Mùa Đông na ngừng sinh trưởng, rụng hết lá; mùa Xuân ấm áp trở lại vào tháng 4 – 5, cây lại ra đợt lá mới và ra hoa . Nhờ đó na dai trồng được trên nhiều vùng khí hậu, cả vùng đất cao hạn gặp mùa khô khắc nghiệt của các tỉnh phía Bắc như Thái Nguyên, Cao Bằng, Quảng ninh, Lạng Sơn… Tại  Hữu Lũng (Lạng Sơn), các nương, đồi na chạy dài theo sườn đồi và thung lũng chân các dãy núi đá vôi. Vùng núi đá Cai Kinh và Tam Yên (các xã Yên Sơn, Yên Thịnh, Yên Vượng) là những vùng na dai nổi tiếng của Hữu Lũng. Mỗi xã có vài trăm hécta chạy theo sườn và chân núi đá. Ở vùng này, các dải đất và đá xen kẽ; đá nổi nhiều, tầng đất không dày và kết cấu rời rạc, độ dốc lớn nên hiện tượng rửa trôi diễn ra rất khốc liệt.

Tuy chịu được đất xấu nhưng cây na chỉ phát huy được ưu điểm trên đất  không chua, nhiều màu; nếu thiếu phân bón  thì chóng già cỗi, nhiều hạt, ít thịt (cơm).  Do vậy, phải chăm sóc cây từ khi mới trồng và cung cấp đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng để cây khoẻ, nhiều nhựa, sức sống tốt thì mới cho nhiều quả và quả ngon.

Đất đồi ở các tỉnh miền núi phá Bắc hầu hết kết cấu rời rạc, giữ dinh dưỡng kém. Khi sử dụng các loại phân đơn, phân NPK thông thường rất dễ bị rửa trôi, mặt khác các loại phân trên chỉ cung cấp được 1- 3 thành phần NPK, còn thiếu hầu hết các chất dinh dưỡng trung vi lượng mà những chất này cực kỳ cần thiết cho cây na.

Phân bón nào đáp ứng tốt yêu cầu dinh dưỡng của cây na?

Từ kết quả nghiên cứu của cac chuyên gia nông nghiệp, sau khi thu hoạch quả thì rễ là bộ phận bị mất lực nhiều nhất rồi đến lá, cành. Do vậy, đồng thời với việc bấm cành tỉa tán cây, rất cần chăm sóc phục hồi bộ rễ. Lân và các dinh dưỡng trung, vi lượng là nhu cầu lớn nhất cho cây trong giai đoạn này. Thực tiễn sản xuất nhiều năm qua cho thấy: Nếu chỉ cung cấp cho cây na 3 chất đa lượng NPK là chưa đủ, năng suất chưa ổn định, chất lượng quả kém, thịt quả mỏng, nhanh hư thối khi vận chuyển, bảo quản; sức đề kháng sâu bệnh kém. Khi na được bón cân đối, đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng thì chúng sinh trưởng khỏe, ít sâu bệnh hại, tỷ lệ đậu quả cao, năng suất ổn định, chất lượng quả tốt.

Phân Lân nung chảy Văn Điển (dạng hạt 15 -19%). Ảnh tư liệu

Trên thị trường phân bón hiện nay, Phân Lân nung chảy Văn Điển  được sản xuất bằng cách nấu chảy hỗn hợp quặng  phosphat với serpentin hoặc olevin, manhezit ở nhiệt độ 1.450oc , sau đó làm lạnh đột ngột nên sản phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, trong đó P2O5 15-19%, MgO 15-18%, SiO2 24-32%, CaO 28-34%, và đầy đủ các chất vi lượng như: Chất sắt: 4%, Chất mangan: 0,4%; chất đồng: 0,02%; chất molipden: 0,001%; chất coban: 0,002; chất bo: 0,008%; chất kẽm: 0,00014%.  Phân Văn Điển không tan trong nước nên không bị rửa trôi, đặc biệt phù hợp cho vùng cao, đất dốc;  chỉ tan trong môi trường axít yếu do rễ cây tiết ra nên khi cây “ăn” thì hết phân, cây chưa “ăn” đến thì phân bón còn tồn lại các vụ sau.

Phân nung chảy Văn Điển kết hợp với đạm ure, kali và một số dinh dưỡng vi lượng khác để sản xuất phân bón đa yếu tố NPK thích hợp cho thâm canh cây na trên đất dốc như phân đa yếu tố (ĐYT) NPK 5:10:3, 10:7 chuyên bón sâu và các loại ĐYT NPK 12:5:10;  13:3:10; 13:3:13… chuyên bón thúc quả giúp cây na phát triển khỏe và bền; ít sâu bệnh hại; nhiều quả, quả to đều, chất lượng thơm, ngon.

Na là nguồn thu nhập chính của nhiều nông dân vùng trồng na chuyên canh Quảng Ninh, Lạng Sơn… Tại đây, các nhà vườn đã vận dụng sáng tạo cơ sở khoa học trên vào từng gốc na, chăm chút từng hoa, từng quả để có những vụ na bội thu.

Kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh cho biết: Từ tháng 8-10, ngay sau thu hoạch na, các nhà vườn tiến hành đốn tỉa các cành tăm, tơ, cành sâu bệnh, cành tược mọc từ thân chính, cành to…vừa hạ thấp chiều cao tán cây, vừa tạo cho tán cây phát triển đều ra các phía, mật độ cành thưa thoáng giúp cây cành khỏe đều, vườn thông thoáng.

Nếu mùa Đông cây chưa rụng lá thì xung quanh tiết Lập Xuân, nên tiến hành đốn sâu các đầu cành và tuốt lá. Tháng Giêng nếu đến nơi đây sẽ thấy nhiều vườn na đã đối trụi, chỉ còn lại cây và cành khẳng khiu; nhưng cũng còn nhiều đồi na cây lá còn xanh, hình như chưa có người chăm sóc. Tìm hiểu mới rõ: Do đốn cành tuốt lá sớm, cây sẽ ra hoa sớm, làm muộn cây sẽ ra hoa muôn nên tùy nhu cầu về thời điểm thu hoạch mà xác định thời điểm tuốt lá, đốn cành.  Mặt khác, vùng này thường mát hơn các tỉnh miên núi Việt Bắc và Tây Bắc, nên vài năm gần đây đã có nhà vườn giữ na vụ muộn, thu hoạch vào tháng 10, 11, khi trời đã se lạnh nên chất lượng quả không bằng na chính vụ, nhưng mã quả đẹp và rất được giá.

Các đợt bón phân cho na

Tháng 9, tháng 10, sau khi thu hoạch, bón bổ sung dinh dưỡng lúc này, nếu trời ít rét lại gặp mưa thì cây na sẽ xuất hiện lứa hoa trái vụ đầu Đông. Dù có đậu quả thì gặp rét quả cũng không to và chất lượng rất kém. Do vậy, sau thu quả chỉ nên cắt bỏ cành na bị sâu bệnh, cành vượt, tạo cho cây thông thoáng, không được bón phân hoặc tưới nước. Hiện nay một số nhà vườn đã chủ động làm lứa na vụ 2, nếu gặp mùa Đông ấm hoặc ít rét, chủ động tưới nước và bón phân thì cũng cho thu hoạch vào đầu năm tới, tuy chất lượng không cao nhưng hiếm nên cũng được giá.

Na Lạng Sơn. Ảnh minh hoạ- Hoàng Lăng Huy

Bón đợt I:

Thông thường, xung quanh tiết Lập Xuân, tiến hành đốn sâu và tuốt lá kết hợp bón phân , tưới nước (nếu có điều kiện). Nếu có phân hữu cơ ủ mục phối hợp với phân nung chảy Văn Điển hoặc phân đa yếu tố NPK 5:10:3; 10:7:3… bón sâu rất tốt. Trên sườn dốc hoặc khe đá, nhiều nhà vườn chỉ sử dụng lân nung chảy Văn Điển và  tạo mọi điều kiện để vùi phân và lấp đất kín phân.

Bón đợt II: Tháng  3-4 bón đón lộc, đón hoa.

n đợt III: Tháng 6-7 bón nuôi cành, nuôi quả.

Lượng phân cần bón:

Ngoài lượng phân hữu cơ ủ mục ra, các hộ bón thêm phân lân nung chảy và các loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển :

Na mới trồng: Bón lót 3-4 kg/cây phân lân nung chảy Văn Điển. Các năm sau, mỗi năm tưới 2 kỳ vào  tháng 4 và tháng 7 bằng phân ĐYT NPK 12:5:10, 13:3:10, lượng khoảng 0,1-0,2kg/ cây/ lần.

Cây na 3-5 tuổi:

Đợt bón đầu Xuân: 3-5 kg/cây lân nung chảy hoặc 2,5-3kg/cây ĐYT NPK 5:10:3, 10:7:3..

Hai đợt sau, mỗi đợt bón 2-3kg/cây bằng sản phẩm phân bón ĐYT NPK 12:5:10 hoặc 13:3:10, hoặc 13:3:13.

Cách bón :

Đợt 1: Ghé lưỡi cuốc tạo rãnh xung quanh mép tán, độ sâu 3-5cm,  rắc phân  xong lấp đất, ủ rác phủ quanh tán giữ ẩm cho đất, tạo điều kiện cho rễ phát triển.

Các đợt 2,3 sử dụng phân đa yếu tố NPK 12:5:10, 13:3:13. 1:3:10… bón theo tán cây. Rải phân xong, xáo nhẹ để đảo phân với đất, hoặc cào cỏ, lá cây che lấp phân. Nếu trời khô hạn có thể ngâm nước khoảng 15-20 phút cho phân tan rồi hòa tưới.

Lưu ý: Vài năm trước, một số nhà vườn dựng bao phân gà vào gốc cây. Do chưa được sử lý chế phẩm EM trước khi đóng bao nên phân lâu phân hủy và dễ gây ô nhiễm môi trường; vả lại, phân không được rải đều mà chỉ tập trung một chỗ, khi nước phân thấm xuống dễ gây ngộ độc rễ cây, làm hư, thối bộ rễ. Do vậy, hiện nay đa số nhà vườn đã ủ mục phân và bón phân gà cùng với phân Văn Điển, bón xong phủ lấp kín phân.

 Kinh nghiệm từ thực tế:

Phân bón được vùi vào đất sẽ không bị rửa trôi và cây na ăn dần  trong suốt vụ.

Tăng lượng phân bón cho cây na nhiều tuổi hơn và có năng suất thu hoạch cao hơn.

 Trọng Hòa – Nam Phong

Tin cùng chuyên mục
Tin khác