Hà Tĩnh chủ động bắt nhịp chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh để phát triển bền vững
Vấn đề tất yếu
Thời gian qua, Hà Tĩnh đã tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), đạt kết quả tích cực trên các lĩnh vực. Quy mô nền kinh tế thuộc nhóm khá cả nước, một số dự án công nghiệp lớn như thép, điện… đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế quốc gia. Tuy vậy, Hà Tĩnh cũng như các địa phương khác đang đứng trước áp lực rất lớn trong việc đảm bảo hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.
Đặc biệt, các nhà khoa học chứng minh, thời gian gần đây, trên phạm vi toàn cầu, một số vấn đề an ninh phi truyền thống nổi lên, trong đó một số vấn đề đang ở mức độ rất trầm trọng, đe doạ an toàn của Trái đất, của chính bản thân con người, như: Biến đổi khí hậu sắp vượt ngưỡng an toàn; đa dạng sinh học bị suy thoái ở mức báo động; ô nhiễm môi trường gia tăng (nhất là ô nhiễm không khí, ô nhiễm rác thải đại dương); Nguy cơ tiềm ẩn bùng phát dịch bệnh có nguồn góc từ động vật hoang dã…
Để chủ động trước những thách thức, ngày 10/8, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Viện Kinh tế Việt Nam, Nhóm Tư vấn phát triển bền vững Hà Tĩnh tại Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Hà Tĩnh chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh để phát triển bền vững, thịnh vượng và an toàn trong bối cảnh mới”. Chương trình thu hút sự tham gia, đóng góp ý kiến chuyên sâu của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý về mục tiêu tăng trưởng xanh cho Hà Tĩnh trên các lĩnh vực.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Võ Trọng Hải- Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, cho biết: “Xác định chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh. Trong đó, lấy cơ sở khoa học làm điểm tựa vững chắc để Hà Tĩnh thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế, sắp xếp không gian phát triển cho các ngành trọng điểm, các trung tâm đô thị, các trung tâm động lực tăng trưởng; nghiên cứu các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, tận dụng thành quả của cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.
Tại Hội thảo, các nhà khoa học đánh giá rất cao sự chủ động, tiên phong trong việc tiếp cận chuyển đổi xanh một cách bài bản của Hà Tĩnh để hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Được biết, Hà Tĩnh là địa phương thứ hai trong cả nước (sau tỉnh Nam Định) triển khai hội thảo khoa học để lấy ý kiến rộng rãi của các chuyên gia.
Theo các nhà khoa học, chuyển đổi xanh đề cập đến sự thay đổi toàn diện hướng tới các thực tiễn, công nghệ và chính sách bền vững về môi trường trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội. Nó liên quan đến hoạt động sử dụng nhiều tài nguyên và gây ô nhiễm sang các giải pháp thay thế bền vững và thân thiện với môi trường, với mục tiêu giảm biến đổi khí hậu, giảm tác động sinh thái và thúc đẩy một tương lai bền vững hơn.
Nhấn mạnh về tầm quan trọng của vấn đề, PGS.TS Trần Đình Thiên – thành viên Tổ Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho hay: “Con người chúng ta là những sinh vật được sinh ra và được nuôi dưỡng bởi Trái đất sống. Sức khoẻ và hạnh phúc của chúng ta phụ thuộc vào sức khoẻ và hạnh phúc của Mẹ Trái đất. Những thảm hoạ chúng ta đang hứng chịu hiện nay có ý kiến cho đó là biểu hiện mới nhất cho sự “lên tiếng” của thiên nhiên trước sự đối xử thô bạo của con người. Ở ngưỡng báo động này, chỉ còn một phương án để lựa chọn là hài hoà giữa con người với thiên nhiên. Do đó, chuyển đổi xanh là tất yếu nếu muốn tồn tại và phát triển…”.
Nhìn nhận rõ thách thức, bàn giải pháp
Hà Tĩnh quyết tâm thực hiện kế hoạch chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh để đạt được phát triển kinh tế nhanh và ổn định, gắn bó với bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu trong dài hạn. Bên cạnh đó, Hà Tĩnh có thế mạnh về vị trí địa lý, nguồn tài nguyên phong phú để phát triển kinh tế đa ngành trong các nhiệm vụ cụ thể về thực hiện tăng trưởng xanh trong thời gian tới, tỉnh cũng đã tập trung khai thác và phát triển các thế mạnh này.
Tại Hội thảo, ghi nhận nhiều ý kiến tham luận, phát biểu chuyên sâu của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý. Các tham luận cho thấy bức tranh tổng thể về tầm quan trọng của chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh để phát triển bền vững; đi sâu vào phân tích xu hướng chuyển đổi xanh trên thế giới, Việt Nam, đưa ra khuyến nghị đối với Hà Tĩnh.
Một số ý kiến đi sâu vào chủ đề như: phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh và một số gợi ý xây dựng mô hình du lịch xanh tại Hà Tĩnh; chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, những vấn đề đặt ra cho Hà Tĩnh; chính sách và công nghệ năng lượng sạch hướng tới phát thải ròng bằng zero và nhận định về năng lượng của Hà Tĩnh; Metabolism đô thị đến đô thị bền vững và chiến lược phát triển các thành phố xanh ở Hà Tĩnh; khai thác và quản lý bền vững tài nguyên địa chất: sự tất yếu cho một nền kinh tế xanh và tuần hoàn của Hà Tĩnh; trồng rừng bản địa - tiềm năng lớn về kinh tế xanh của Hà Tĩnh...
Đề cập đến cơ hội và thách thức trong việc thực hiện tăng trưởng xanh ở Hà Tĩnh, PGS. TS Phạm Văn Lợi, Phó viện trưởng Viện khoa học môi trường Biển và Hải đảo, Bộ TN&MT chỉ ra giải pháp để thực hiện: Để kịp thời nắm bắt cơ hội, hướng đến khả thi và hiệu quả, Hà Tĩnh cần cân nhắc, xem xét lựa chọn, tổ chức thực hiện lòng ghép các giải pháp, có tính đến các ưu tiên ngắn hạn và dài hạn. Trong đó, quan trọng phải đẩy lùi được các thách thức như: Một số vấn đề về chính sách; thách thức tái cơ cấu các hoạt động sản xuất kinh doanh, nhân lực; thách thức về công nghệ.
Cụ thể: Hà Tĩnh hiện chưa có đầy đủ các chính sách thúc đẩy đồng bộ thực hiện tăng trưởng xanh. Một số chính sách triển khai tạo động lực cho tăng trưởng xanh còn chậm; Tăng trưởng xanh yêu cầu về nguồn nhân lực có chuyên môn cao. Trong khi đó, Việt Nam nói chung và Hà Tĩnh nói riêng đang thiếu đội ngũ nhân lực đáp ứng nhu cầu cho việc chuyển đổi xanh nền kinh tế mà chiến lược tăng trưởng xanh đặt ra; Mục tiêu tăng trưởng xanh lâu dài đòi hỏi công nghệ phải thân thiện với môi trường, công nghệ sạch và phát thải khí nhà kính thấp. Thách thức đặt ra là khả năng sẵn sàng để chuyển đổi công nghệ, phải có lộ trình và gắn liền với việc chuyển đổi các mô hình…
Theo PGS. TS Phạm Văn Lợi, nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh ở Hà Tĩnh cần những giải pháp về chính sách; định hướng cơ cấu lại ngành nghề; nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, kết nối các chuổi sản xuất bền vững; ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; đào tạo nhân lực và truyền thông. Ngoài ra, cần có lộ trình chuẩn bị, phân bổ về tài chính.
Nhận thấy cơ hội cho nông dân
Có một thực tế, thiên nhiên suy thoái do con người khai thác, bóc lột ngày càng cao của mình. Do đó, phục hồi hệ sinh thái là một trong những định hướng trong việc thực hiện chuyển đổi xanh. Nhìn nhận ở chuyển đổi xanh qua kế hoạch phục hồi hệ sinh thái, tác động đến kinh tế nông dân, Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quấc gia đã có phân bài tích: “Trồng rừng bản địa, tiềm năng lớn về kinh tế xanh của Hà Tĩnh”.
Hà Tĩnh hiện có 338.063ha rừng, rừng chiếm hơn một nửa diện tích toàn tỉnh với 14 con sông lớn, nhỏ và hàng chục hồ nước lớn. Ngoài các giá trị về lâm nghiệp và hấp thụ nhà kính, rừng có vai trò quyết định đến nguồn nước và hệ sinh thái của toàn bộ lưu vực hạ nguồn.
Theo Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, hiện nay vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đều có tiềm năng phát triển và hưởng lợi từ thị trường các bon rừng. Hà Tĩnh với 120.787ha rừng trồng chiếm tỷ lệ xấp xỉ 36 % trên tổng diện tích rừng của tỉnh, đều có nguồn góc từ rừng tự nhiên bị khai thác cạn kiệt trong nhiều năm và được trồng lại với mục đích sản xuất ngắn hạn của tỉnh như trồng keo, cao su…
Được biết, việc chống sạt lở, giữ nước thì các loại rừng sản xuất gần như không có khả năng mà chỉ có rừng tự nhiên. Vì vậy, để phục hồi lại nguồn nước và sinh quyển với mục tiêu đa dạng sinh học và hấp thụ nhà kính, các nước Đông Nam Á buộc phải xây dựng chương trình phục hồi rừng tự nhiên theo từng bước và dài hạn.
Thách thức tạo ra cơ hội, Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa nhận định đây là thời cơ để định hướng cho nông dân thích ứng với chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế. Cùng với việc phục hồi rừng tự nhiên trên diện tích rừng sản xuất, ngoài góp phần nâng độ che phủ của rừng, phục hồi lại sinh quyển rừng tự nhiên và đặc biệt tạo ra tín chỉ hấp thụ cácbon cao và bền vững.
Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa khẳng định, khoản thu lợi kinh tế từ thị trường cácbon hiện nay là rất lớn. Theo khảo sát, bình quân mỗi héc ta rừng tự nhiên được chi trả từ bán tín chỉ cácbon mỗi năm khoảng 2.000 USD/năm (tương đương khoảng 50-55 triệu đồng), vượt xa so với thu lợi từ trồng rừng sản xuất. Vì vậy, phục hồi rừng tự nhiên từ rừng sản xuất là cơ sở để Hà Tĩnh tìm kiếm các nhà đầu tư dài hạn vào cácbon rừng, mở ra cơ hội lớn cho nông dân khi đang nắm phần lớn diện tích rừng sản xuất hiện nay.
Vì vậy, để làm được như chỉ dẫn của các chuyên gia, theo Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, Hà Tĩnh cần xây dựng một số dự án ở một số khu vực trọng yếu về sinh thái, sinh kế và nguồn nước; Phải có kế hoạch cụ thể, quy trình chặt chẽ về giống; cách trồng, chăm sóc, kiểm soát tăng trưởng và quản trị hiệu quả
- Hà Tĩnh: Gần 200 đại biểu tham dự, chia sẻ kinh nghiệm trong kết nối và tiêu thụ sản phẩm từ kinh tế tập thể
- Lan tỏa yêu thương qua mô hình “Dân vận khéo”
- Vĩnh Phúc: Hàng loạt lãnh đạo doanh nghiệp bị tạm hoãn xuất cảnh
- Khoảng 200 thương hiệu của 25 quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia triển lãm HortEx Việt Nam 2024