Ngành cá tra phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1,6 tỷ USD
Cũng như nhiều ngành khác, năm 2021 là năm khó khăn của ngành sản xuất và chế biến xuất khẩu ngành hàng cá tra do dịch bệnh Covid-19. Chuỗi sản xuất, chế biến, xuất khẩu cá tra đã bị tác động mạnh, làm cho toàn ngành gặp nhiều khó khăn. Riêng ba tháng 7, 8, 9 năm 2021, diện tích thả nuôi cá tra đã giảm 30-55% và sản lượng giảm tới gần 18% so với cùng kỳ năm 2020 do nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội. Nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản tạm ngưng hoặc dừng hoạt động do không đáp ứng được gánh nặng chi phí và điều kiện “3 tại chỗ”.
Trước bối cảnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã kịp thời triển khai nhiều giải pháp thiết thực như: Thành lập tổ công tác đặc biệt “970”, phối hợp với các Bộ (Y tế, Giao thông vận tải, Công Thương) và các địa phương để trực tiếp xử lý các vướng mắc nảy sinh trong sản xuất chưa có tiền lệ; tổ chức một số Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất, tiêu thụ thủy sản nói chung; tổ chức hội nghị riêng bàn về giải pháp phát triển ngành hàng cá tra.
Nhờ vậy mà kết quả sản xuất nuôi trồng thủy sản năm 2021 vẫn duy trì tăng trưởng. Sản lượng nuôi trồng thủy sản cả năm đạt 4,81 triệu tấn, tăng hơn 1% so với năm 2020, trong đó sản lượng cá tra đạt 1,52 triệu tấn, tăng 1,63% so với cùng kỳ năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1,62 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây cú lội ngược dòng ngoạn mục của ngành hàng cá trong năm 2021.
Nhiều chuyên gia cho rằng, năm 2022, dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng trở lại sau khi chiến lược tiêm vaccine cho toàn dân được thực hiện và dịch Covid-19 được kiểm soát. Nhu cầu thế giới đối với các mặt hàng thủy sản gia tăng sẽ là động lực thúc đẩy sản xuất phục hồi và tăng trưởng.
Tuy nhiên, tăng trưởng nóng sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây mất cân đối cung cầu và khả năng bùng phát những vấn đề về môi trường, dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản. Tình hình thời tiết, khí hậu có thể tiếp tục diễn biến bất thường; hạn hán xâm nhập mặn diễn ra sớm có thể làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh và gây khó khăn cho sản xuất. Vì vậy cần có những giải pháp để khắc phục khó khăn, phát triển ngành hàng cá tra hiệu quả và bền vững.
Ông Nhữ Văn Cẩn, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản, Tổng cục Thủy sản lưu ý với các địa phương: "Thứ nhất, chất lượng con cá giống của chúng ta có giai đoạn để chuyển biến nâng cao chất lượng đàn cá giống. Thứ hai, tăng cương đoàn kết và liên kết chuỗi. Hiện nay ngành cá tra chúng ta có 51% thuộc kiểm soát của doanh nghiệp, số còn lại la 49% thuộc hộ nông dân nuôi nhỏ lẽ, nay có đến 22% đã vào liên kết, vậy chúng ta còn khoảng 27% chưa liên kết.
Các địa phương làm tốt như Vĩnh Long, Đồng Tháp, AN Giang và Cần Thơ. Các tỉnh khác như Long AN, Tiền Giang, Hậu Giang Sóc Trăng chưa làm tốt cần lưu ý cần phải đẩy mạnh việc liên kết chuỗi".
Năm 2022 ngành cá tra Việt Nam đưa ra mục tiêu: Sản lượng thương phẩm đạt khoảng 1,5 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1,6 tỷ USD.
Để đạt được mục tiêu này Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến để nghị các địa phương tiếp tục nâng cao chất lượng giống cá tra; tiếp tục triển khác các đề án, nhiệm vụ nâng cao chất lượng giống cá tra phục vụ nuôi thương phẩm; chỉ đạo sản xuất cung ứng đủ con giống chất lượng cao để nâng cao hiệp quả, hạ giá thành sản xuất; Tăng cường hợp tác, liên kết chuỗi.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: "Tôi đề nghị các địa phương ra soát lại diện tích nuôi, không tăng ồi át, quản lý chất lượng giống, thức ăn dinh dương, thú ý phòng bệnh, đặc biệt trong quá trình chế biến để đảm bảo xuất khẩu theo dự báo của Vasep năm nay xuất khẩu khoảng 2 tỷ USD nếu năm nay thuận lợi mức tăng trưởng sẽ cao hơn năm 2021. Việc nữa phải xúc tiến mở rộng thị trường , ngoài châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung quốc và Mỹ thì chúng ta còn có những thị trường rất nhiều tiềm năng như Saudi Arabia, Brazil những thì trường mà chúng ta từng xuất khẩu"./.
Theo VOV