Thanh Hoá: Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm xử lý rác thải thân thiện với môi trường với nông dân
Sau hơn 2 năm (từ 2022 đến nay) triển khai, “Dự án Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế”, HND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức nhiều hoạt động về các khâu kỹ thuật. Từ những kiến thức cơ bản ban đầu, các giảng viên TOT của các địa phương đã nắm bắt và thực hiện có hiệu quả cách XLRT thân thiện với môi trường tại 11 xã của 3 huyện Quảng Xương, Thiệu Hóa và Yên Định với hàng trăm mô hình được triển khai.
Tại huyện Quảng Xương, đoàn đã đến trải nghiệm tại trang trại nuôi trùn quế để xử lý chất thải chăn nuôi và lấy phân trùn quế trồng rau, trồng dưa kim hoàng hậu, lấy trùn quế thương phẩm làm thức ăn chăn nuôi; Tại huyện Yên Định, đoàn rút kinh nghiệm tại các trang trại nuôi gà trên nền đệm lót sinh học dày.
Đợt thực tế rút kinh nghiệm lần này các thành viên tham gia được chia sẻ kinh nghiệm nuôi trùn quế theo quy mô trang trại, trong đó mỗi bể nuôi có thể áp dụng cho hộ gia đình. Các kỹ thuật như: Theo dõi, chăm sóc quá trình phát triển của con trùn quế khi mới xuống giống sinh khối, cách thu hoạch, khai thác trùn thương phẩm; đặc biệt là cách ngâm ủ trùn thương phẩm làm nguồn hữu cơ chăm sóc cây trồng. Đối với khâu kỹ thuật nuôi gà trên nền đệm lót sinh học dày, các học viên được chia sẻ kinh nghiệm nuôi theo theo từng độ tuổi, mật độ gà để có phương pháp nâng độ dày của đệm lót, phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu cho gà phát triển tốt. Cơ bản sau khi học tập, rút kinh nghiệm, thành viên tham gia đều bổ sung, nâng cao kiến thức cho phù hợp với mô hình chăn nuôi của gia đình.
Hoạt động thăm quan, học tập, rút kinh nghiệm chéo tại các địa phương thụ hưởng là hoạt động cuối cùng của Dự án, các hộ tham gia sẽ được trao đổi, cung cấp thêm các kỹ năng ứng dựng thực tiễn, kinh nghiệm XLRT để tiếp tục áp dụng, thực hiện tại địa phương mình và hộ gia đình. Dự án được thực hiện nhằm cung cấp kiến thức xử lý rác theo phương pháp sản xuất tuần hoàn, coi rác thải là nguồn tài nguyên và biết cách biến chất thải thành tài nguyên có ích, phục vụ sản xuất và đời sống, nhằm lan tỏa rộng rãi ý thức bảo vệ môi trường trong Nhân dân.
- Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển
- Hậu Giang: Nhiều nông dân có thu nhập tiền tỷ từ sản xuất nông nghiệp
- Bình Dương: Đối thoại và tư vấn chính sách bảo hiểm Bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình với nông dân
- Sơn La: Nâng cao kiến thức, kỹ năng tuyên truyền cho cán bộ, hội viên nông dân