TP. HCM: Tập trung xúc tiến thương mại các sản phẩm chủ lực thế mạnh, sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu
Theo kế hoạch, UBND TP. HCM yêu cầu hoạt động xúc tiến thương mại phải phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, gắn kết hoạt động xúc tiến thương mại với xúc tiến đầu tư và xúc tiến du lịch trên địa bàn; Phối hợp hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại có trọng tâm, trọng điểm, tập trung chủ yếu vào các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ mặt hàng các sản phẩm chủ lực thế mạnh, các sản phẩm thương hiệu thành phố, thực phẩm chế biến, sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.
Tăng cường hỗ trợ tìm kiếm đối tác, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ; chú trọng hỗ trợ các sản phẩm chủ lực thế mạnh nâng cao sức cạnh tranh, các sản phẩm thương hiệu của thành phố; Duy trì và mở rộng mạng lưới phân phối, ổn định thị trường tiêu thụ sản phẩm, phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và đứng vững trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Đồng thời, TP. tăng cường tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại để quảng bá, giới thiệu và kết nối giao thương; đẩy mạnh tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm hàng hóa cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố; hỗ trợ các loại hình doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ứng dụng thương mại điện tử, chuyển đổi số trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh; đa dạng hóa phương thức tiêu thụ.
Cùng với đó, các hoạt động xúc tiến thương mại được triển khai nhằm phát huy hết tiềm năng, lợi thế của thành phố; khai thác, huy động tối đa nguồn lực của các thành phần kinh tế trong hoạt động xúc tiến thương mại góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong giai đoạn mới.
UBND TP.HCM phân công nhiệm vụ, trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố; tạo điều kiện thuận lợi trong công tác phối hợp triển khai thực hiện nhiệm vụ giữa các cơ quan, đơn vị; hạn chế tối đa tình trạng chồng chéo, trùng lắp giữa các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện những hoạt động xúc tiến thương mại. Thực hiện có trọng tâm, trọng điểm các chương trình, nhiệm vụ, không dàn trải công tác hỗ trợ thiếu hiệu quả; sử dụng tiết kiệm nguồn ngân sách Nhà nước, đảm bảo chất lượng và đạt hiệu quả cao của hoạt động xúc tiến thương mại và chịu trách nhiệm về nội dung chi theo đúng chế độ tài chính hiện hành.
- Cà Mau: Sản phẩm nông, thủy sản tỉnh Cà Mau thu hút ký kết được nhiều hợp đồng trong và ngoài nước
- WinMart đón 10 tuổi, giảm sốc nhiều sản phẩm lên tới 50%
- Chỉ số thương mại điện tử tỉnh Cà Mau năm 2024 tăng 2,6 điểm so với năm 2023
- Bình Phước công nhận 20 sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, tiêu biểu năm 2024