Cần xây dựng nền nông nghiệp thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu
Để giảm tại những thiệt hại do BĐKH đưa đến và trong khuôn khổ phối hợp với Hội Nông dân Châu Á vì sự phát triển nông thôn bền vững (AFA), ngày 06/9, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức diễn đàn trực tuyến về biến đổi khí hậu hướng tới hội nghị Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP27).
Nội dung xoay quanh trong diễn đàn chủ yếu tập trung vào các nội dung chính: Những sáng kiến về biến đổi khí hậu và các đề xuất về thích ứng, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu; Kinh nghiệm hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu; Sáng kiến của nông dân trong thích ứng, giảm thiểu của tác động của biến đổi khí hậu….
Nông nghiệp là lợi thế quốc gia, trụ đỡ của nền kinh tế. Phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững, tích hợp đa giá trị theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh, gắn với đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch và phát triển thị trường nông sản cả ở trong nước và ngoài nước; bảo đảm an toàn thực phẩm, an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ môi trường sinh thái; khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn.
Việc xây dựng một nền nông nghiệp thông minh, thích ứng với BĐKH sẽ mang lại nhiều hiệu ứng tích cực như: Quản lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên đất, tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững các hệ sinh thái. Chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm cho sản xuất nông nghiệp và an toàn cho nhân dân.
Tại diễn đàn, TS. Chu Văn Chuông, Trưởng ban Hợp tác quốc tế, Hội Làm vườn Việt Nam cho rằng: “Việt Nam là một trong 5 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH. Do đó, cần phải xây dựng cơ chế chính sách khuyyến khích nhân rộng các mô hình nông nghiệp thông minh (CSA), nhất là các mô hình nông - lâm kết hợp đa lợi ích, hiệu quả, bền vững và thích ứng với BĐKH; Thúc đẩy tiêu chuẩn hóa các tiêu chí MRV và cấp tín chỉ giảm phát thải trên các hệ thống cây trồng, cơ sở chăn nuôi (xử lý chất thải chăn nuôi và phế phụ phẩm nông nghiệp), trên cơ sở khoa học và được quốc tế công nhận và áp dụng cho các hệ thống nông nghiệp vừa thích ứng vừa giảm thiểu phát thải khí nhà kính.
Nông nghiệp, nông thôn và nông dân là khu vực, lĩnh vực và đối tượng dễ bị tổn thương và thiếu nguồn lực cũng như năng lực để thích ứng nên trong quá trình triển khai nhiệm vụ cần quan tâm đến: Nâng cao khả năng chống chịu và năng lực thích ứng của hệ thống tự nhiên, đảm bảo sinh kế bền vững như: Ngăn chặn tình trạng suy giảm, suy thoái, phục hồi các nguồn tự nhiên; xây dựng một nền nông nghiệp thông minh, hiện đại, thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu và có giá trị gia tăng cao; quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt rừng tự nhiên hiện có; phát triển hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu; thực hiện lồng ghép các nhiệm vụ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững, đặc biệt chú trọng phát triển và chuyển giao công nghệ giú gia tăng “đồng lợi ích”.
Thực tế, biến đổi khí hậu và các hiện tượng thiên tai cức đoan không còn là nguy cơ mà đã hiện hữu tại Việt Nam nước ta, làm ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến ngành nông nghiệp nước ta, mặc dù nhà nước ta đã đưa ra nhiều giải pháp ứng phó với biển đổi khí hậu.
Trước những thách thức về khí hậu ngày một khó lường như vậy, bản thân những người làm trong ngành Nông nghiệp cũng chịu không ít những đả kích. Từ đó, đòi hỏi cần phải có những hoạch định chiến lược trên con đường dấn thân vào lựa chọn nông nghiệp để phát triển. Tại diễn đàn, ông Trần Hồng Năng - Giám đốc HTX trồng bưởi hữu cơ và dịch vụ nông nghiệp Tân Đông (xã Đông Lai, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình) mạnh dạn đưa ra những sáng kiến và kế hoạch của mình. Hiện tại, HTX có tổng diện tích sản xuất là 25ha. Trong đó 20 ha chuyên trồng bưởi đỏ theo phương pháp hữu cơ và 5 ha chuyên trồng rừng gỗ lớn. Đây là HTX trồng cây không sử dụng các loại phân hóa học như NPK, đạm, kali và các chất kích thích tăng trưởng khác, không sử dụng thuốc trừ cỏ, thuốc trừu sâu, các loại chất cấm khác được quy định cấm sử dụng trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
“Với những nguyên nhân và thực tế về biến đổi khí hậu, trong thời gian tới HTX sẽ tổ chức nâng cao kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn cho các thành viên HTX, luân canh, xen canh cây trồng theo mùa vụ thích ứng với BĐKH; nâng cao và mở rộng diện tích trồng xen canh cây dược liệu; Kết nạp thêm các thành viên vào HTX nhằm tăng diện tích cánh tác theo phương pháp nông nghiệp hữu cơ, nâng cao diện tích từ 5ha hiện có lên 20ha vào năm 2025; mở rộng diện tích xen canh cây dược liệu dưới tán bưởi và tán rừng; Với phương châm về phát triển kinh tế VAC, tới đây HTX tiếp tục nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế như nông - lâm kết hợp, nuôi ong dưới tán rừng và tán bưởi để có hiệu quả cao, thích ứng với BĐKH”.
Tại diễn đàn cũng đã có nhiều ý kiến đề xuất, đóng góp rất hữu ích nhằm xây dựng một nền nông nghiệp thông minh, phát triển nông thôn bền vững trước những thách thức đầy “khó chịu” của khí hậu hiện nay. Diễn đàn ứng phó với BĐKH phần nào mang lại thay đổi nhận thức cho hội viên trong sản xuất nông nghiệp. Áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao., hạn chế được những rủi ro và đảm bảo lợi ích cho người dân trong quá trình canh tác.
- Xây dựng 3 chương trình công tác, 6 đề án; nhiều văn bản, kế hoạch cụ thể hóa các Nghị quyết
- Đoàn công tác Trung ương Hội Nông dân Việt Nam làm việc tại Lai Châu
- Cán bộ Hội tiên phong thực nghiệm, hướng dẫn hội viên nông dân sản xuất phân vi sinh
- Hội Nông dân các địa phương chủ động, tích cực, sáng tạo hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam