Góc nhìn

Làm báo thời 4.0 cần giữ gìn đạo đức nghề nghiệp

07:31 21/06/2022 GMT+7
(Tapchinongthonmoi.vn) - “Đạo đức của người làm báo trong thời đại công nghệ số bùng nổ cực kỳ quan trọng, bởi vì nếu không có đạo đức nghề nghiệp sẽ dễ dàng vượt qua ranh giới những quy chuẩn đạo đức chung của nghề nghiệp đã được quy định vì nhiều nguyên nhân khác nhau mang lại” – Đó là chia sẻ của chị Vi Thị Thắm – Giám đốc Khu du lịch Sinh thái Phà Lài ở Môn Sơn – Con Cuông (Nghệ An).

Mỗi nhà báo là một kênh thông tin sát thực với những thực trạng xảy ra trong xã hội. Do đó, việc giữ gìn tư cách, đạo đức người làm báo hiện nay rất quan trọng. Bởi những thông tin mang lại sẽ có ảnh hưởng và tác động không nhỏ đến sự phát triển của xã hội và với mỗi cá nhân được nhắc đến trong mỗi bài báo. Đã có không ít trường hợp để lại hậu quả do quá trình khai thác thông tin và đưa tin thiếu chuẩn mực. Do đó, khi khai thác thông tin, những người làm báo cần đưa thông tin đúng sự thật về sự việc, sự kiện một cách trung thực, khách quan, công tâm là một trong những thuộc tính về đạo đức nghề nghiệp, đòi hỏi phải đặc biệt giữ gìn.

Đối với phóng viên Nông Thôn Mới tại miền Trung, tôi nhận thấy phóng viên rất tích cực, sát sao về với địa phương và người nông dân phản ánh kịp thời những khó khăn, vướng mắc về quá trình sản xuất, phát triển kinh tế cũng như tuyên truyền những mô hình kinh tế, những việc làm hay, gương điển hình tiên tiến  trong sản xuất kinh doanh giỏi… Chính những thông tin đó phần nào mang đến động lực cho người nông dân thêm nhiệt huyết về thi đua sản xuất, nâng cao mức thu nhập và cải thiện cuộc sống cho người nông dân.

Hơn nữa, qua việc nắm bắt thông tin và có những “trao đổi” không lành mạnh khi suy nghĩ và hành động theo quyền lợi cá nhân của mình cũng sẽ vi phạm đạo đức người làm báo, vi phạm pháp luật và sẽ để lại những điều tiếng không tốt cho ngành báo và những người làm báo. Do đó, người làm báo cần giữ cái đạo đức nghề nghiệp làm nền tảng, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã, đang và sẽ tạo ra những biến động mạnh mẽ đến lĩnh vực thông tin, tuyên truyền và nhu cầu thông tin của con người như hiện nay.

 

Được sinh ra và lớn lên cùng đồng bào người Thái và là một chủ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch sinh thái tại vùng nông thôn, miền núi, tôi thường xuyên tiếp xúc với nhiều anh chị em phóng viên báo chí và tìm đọc nhiều bài viết của các báo để cập nhật thông tin, tình hình chung của địa phương cũng như hoạt động của người nông dân. Trong số đó, các bài báo đăng tải trên Nông Thôn Mới luôn cung cấp nhiều thông tin có tính chuyên sâu, mang tính định hướng rất hữu ích. Đặc biệt là một người làm du lịch miền núi như tôi thì những thông tin về các loại hình du lịch nông thôn, du lịch sinh thái kết hợp gắn với xây dựng nông thôn mới của địa phương; cách làm du lịch nông thôn ở những vùng khác miền khác… mà tôi có thể kế thừa, áp dụng có đổi mới phù hợp với điều kiện thực tế từ mô hình hoạt động du lịch của mình cũng như tâm lí của du khách khi đến trải nghiệm.

Đối với phóng viên Nông Thôn Mới tại miền Trung, tôi nhận thấy phóng viên rất tích cực, sát sao về với địa phương và người nông dân phản ánh kịp thời những khó khăn, vướng mắc về quá trình sản xuất, phát triển kinh tế cũng như tuyên truyền những mô hình kinh tế, những việc làm hay, gương điển hình tiên tiến  trong sản xuất kinh doanh giỏi… Chính những thông tin đó phần nào mang đến động lực cho người nông dân thêm nhiệt huyết về thi đua sản xuất, nâng cao mức thu nhập và cải thiện cuộc sống cho người nông dân.

Tôi còn nhớ rõ, năm 2021 khi dịch Covid -19 căng thẳng trên các địa phương và Nghệ An cũng không ngoại lệ, các đoàn thể cùng kêu gọi chung tay kết nối tiêu thụ nông sản cho bà con trong và ngoài tỉnh. Phóng viên Nông Thôn Mới luôn đi đầu về thông tin và cùng với Hội Nông dân sát cánh với nông dân trên toàn tỉnh vừa tuyên truyền vừa trực tiếp kêu gọi các đơn vị doanh nghiệp, cá nhân cùng góp một phần sức nhỏ giúp đỡ bà con vớt vát phần nào nông sản thu hoạch nhưng chưa có thị trường đầu ra nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người nông dân.

Vì lẽ đó, tôi thường hay nói phóng viên đậm “chất nông dân”, thấu hiểu và đồng cảm với người nông dân trong mọi hoàn cảnh. Hi vọng cái “chất” đó sẽ không bao giờ phai nhạt khi thời buổi công nghệ phát triển, khi mà chỉ cần một cuộc điện thoại của người dân phản ánh, hay một thông tin lan truyền trên mạng, phóng viên lắng nghe, tìm hiểu  đến thực tế để viết bài. Cái chất đó sẽ luôn thực tế, sâu sát với người nông dân để hiểu rõ hơn nữa về những mong muốn, khát vọng cũng như những khó khăn mà họ đang phải trải qua…

Bách Dương (ghi)

Tin cùng chuyên mục
Tin khác